Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Bàn học cho bé

Ở thời đại như bây giờ, có lẽ bàn học sinh đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta. Một chiếc bàn đủ tiêu chuẩn sẽ giúp hỗ trợ các bé trong quá trình học tập được thuận lợi, đỗ đạt, cũng như bảo vệ sức khỏe cho bé và cho bé có thêm không gian sống, vui chơi thú vị.


Việc lựa chọn bàn ghế học sinh chắc hẳn là công việc rất khó khăn hiện nay, bởi nếu các bé dùng chiếc bàn không đúng với kích thước tiêu chuẩn sẽ làm cho trẻ học không thỏa mái, không tập trung khiến việc học tập sẽ không được tốt, ngoài ra còn khiến trẻ mắc một số bệnh như: cận thị, vẹo cột sống, gù lưng…

Việc chọn 1 chiếc bàn hoc đúng tiêu chuẩn, an toàn, đẹp về kiểu dáng phù hợp về mầu sắc của trẻ quả là một điều băn khoăn của nhiều ông bố bà mẹ thời đại 4.0. Với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn, thiết kế, sản xuất bàn học sinh cho bé, chúng tôi  sẽ đưa ra nhưng lưu ý cho các bạn để chọn được một chiếc bàn học sinh phù hợp nhất cho trẻ.

1. Chọn bàn học sinh đúng tiêu chuẩn phù hợp với từng lứa tuổi (Phụ thuộc chiều cao của trẻ)

Chúng ta nên chọn kích thước bàn ghế học sinh  theo chiều cao của trẻ, dựa trên tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT, KH&CN và Bộ Y tế như sau:

a. Công thức bàn học sinh dựa trên chiều cao của trẻ: (theo tiêu chuẩn là tốt nhất, sai số thì nên nhỏ nhất)

Chiều cao bàn học sinh =  chiều cao của trẻ x 0.46

Ví dụ: Trẻ cao 1,52m thì sẽ bàn cao như sau : 152 x 0.46  = 70cm

b. Công thức ghế học sinh dựa trên chiều cao của trẻ: (theo tiêu chuẩn là tốt nhất)

Chiều cao bàn học sinh =  chiều cao của trẻ x 0.27

Ví dụ: Trẻ cao 1,52m thì ghế sẽ cao như sau : 152 x 0.27 = 41cm

c. Quy định khoảng cách gữa bàn và ghế cũng phụ thuộc vào chiều cao của trẻ: (Có sai số nhưng không nên lớn quá)

- Trẻ cao 100cm tới 119cm: Khoảng cách măt bàn và mặt ghế dao động 19cm tới 23cm là phù hợp

- Trẻ cao 120cm tới 139cm: Khoảng cách măt bàn và mặt ghế dao động 24cm 27 là phù hợp

- Trẻ cao 140cm tới 159cm: Khoảng cách măt bàn và mặt ghế dao động 28cm 32cm là phù hợp

Tiêu chuẩn thiết kế bàn học cho nội thất trẻ em là vậy nhưng tâm lý của các bố mẹ là muốn mua một bộ bàn ghế mà sử dụng lâu dài. Chúng tôi xin gợi ý với các bố mẹ là nên chọn bàn ghế học sinh theo quy định về khoảng cáchNhư vậy mua 1 cái mà sử dụng được lâu dài nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng cách giữa ghế và bàn theo chiều cao của trẻ và khi học chân trẻ phải tiếp sàn (nếu không thì phải có tấm kê để chân bé tiếp sàn đúng tư thế)

Trẻ cao dưới 120 cm thì mua bàn cao 64cm ghế cao 38cm (Bé còn nhỏ thì có thể kê thêm 1 tấm nệm lên mặt ghế để đảm bảo khoảng cách giữa ghế và mặt bàn đúng quy định, nên mua loại ghế có chỗ để chân có thể thay đổi khoảng cách để đảm bảo rằng bé có chỗ để chân)

Trẻ cao trên 120 cm thì mua bàn cao 70cm  ghế cao 45cm (Bé còn nhỏ thì có thể kê thêm 1 tấm nệm lên mặt ghế để đảm bảo khoảng cách giữa ghế và mặt bàn đúng quy định, nên mua loại ghế có chỗ để chân có thể thay đổi khoảng cách để đảm bảo rằng bé có chỗ để chân)


2. Chọn bàn học sinh dựa theo chất liệu và tính an toàn cho bé

Chúng ta tuyệt đối không chọn những chất liệu dễ vỡ như có kính, không dùng chất liệu có sắt thép (nếu có thì cạnh phải không được sắc nhọn), không chọn chất liệu mà dùng các loại sơn công nghiệp, vecni... sẽ không an toàn.

Hiện nay chất liệu gỗ công nghiệp phủ Melamin, phủ Lamilate, nhựa được sử dụng rất phổ biến bởi ưu điểm an toàn, bền đẹp dễ lau chùi khi dính mực, bẩn....

3. Chọn bàn học sinh dựa theo kiểu dáng, mầu sắc, chức năng

Bố mẹ không nên áp đặt kiểu, mẫu mã, mầu sắc cho con mà hãy để bé chọn kiểu và mầu sắc mà bé yêu thích. Chúng ta nên tư vấn cho con không nên chọn những mầu quá đậm “sẽ gây lóa mắt trong quá trình học như xanh lá, đỏ, vàng và nên chọn cho bé những mẫu bàn đủ tính năng để phục vụ tốt hơn trong quá trình học tâp: bàn nên có ngăn kéo đựng bút và các vật dụng học tâp, bàn có giá sách, có chỗ để balo....

Hãy để bé tự sắp xếp, dọn dẹp và trang trí góc học tập của mình. Bé sẽ rất tự hào khi được tự trang trí góc riêng của mình, đó sẽ là không gian học tập, sáng tạo của bé.
Load disqus comments

0 nhận xét